Nhà hàng Kim sơn, huyện Thanh sơn, tỉnh Phú thọ

Nhà hàng Kim sơn, tt.Thanh sơn, t. Phú thọ

Huyện Thanh sơn, tỉnh Phú thọ.



 Thanh sơn quê hương thân yêu của chúng ta! Nơi chúng ta sinh ra và trưởng thành! Nơi những con người đã xây dựng nên cuộc sống! Thiên nhiên đã ban cho chúng ta  cảnh núi rừng, sông nước tuyệt đẹp! Thưởng thức vẻ đẹp của Thanh sơn qua phong cảnh, qua nhưng bài ca khúc hát, và không quên hưởng thụ những nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực đặc trưng cho Thanh sơn, mà  nhà hàng Kim Sơn- Đủ món (rất nhiều món ăn ngon) xin giới thiệu và phục vụ tận tình với tấm lòng hiếu khách.


Và đây là số trong những bài ca  ca ngợi về Thanh sơn:





  Hương rừng - Việt Hà                                                                     Nhớ về Thanh sơn - Việt Hà



Vài dòng về lịch sử huyện Thanh sơn:

 Huyện Thanh Sơn vào thời Lý Trần là đất đạo Lâm Tây. Thời thuộc Minh là huyện Lung. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ toàn quốc, đổi gọi là huyện Thanh Nguyên (清源) thuộc phủ Gia Hưng. Tới thời Mạc Phúc Nguyên (1547-1561) do kiêng huý chữ Nguyên nên đổi làm huyện Thanh Xuyên (清川). Đời Lê Trung hưng, do kiêng tên tước của Thanh vương (清王) Trịnh Tráng (1623-1657) đổi viết thành 青川 (vẫn đọc là Thanh Xuyên, từ "thanh" này nghĩa là màu xanh, khác với "thanh" trên đây có nghĩa là trong, sạch). Năm Minh Mạng thứ 14 (1833) tách huyện Thanh Xuyên làm 2 huyện Thanh Sơn và Thanh Thủy. Sau đổi thành châu. Thời kỳ 1903-1968 thuộc tỉnh Phú Thọ, 1968-1996 thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Sau năm 1996 trở lại thuộc tỉnh Phú Thọ. Ngày 9/4/2007, huyện Thanh Sơn cũ được chia thành 2 huyện Thanh Sơn (mới) và Tân Sơn.
 Phía đông giáp huyện Thanh Thủy và Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình, phía đông nam). Phía tây giáp các huyện Yên Lập (tây bắc) và Tân Sơn. Phía bắc giáp các huyện Tam Nông, Yên Lập (tây bắc). Phía nam giáp các huyện và thành phố của tỉnh Hòa Bình như Đà Bắc (nam và tây nam), Hòa Bình (đông nam), Kỳ Sơn (đông nam).
Diện tích tự nhiên 62.063 ha. Dân số 117.665 người. (Theo nguồn từ vi.wikipedia.org)